Tuesday, June 24, 2014

Tạo Routing cho PostgreSQL sử dụng OSM2PO

Quách Đồng Thắng 
Trung tâm Ứng dụng GIS Tp.HCM

Tiếp theo bài Sử dụng PgRouting phân tích mạng trong ứng dụng GIS, bài viết này trình bày cách sử dụng dữ liệu OpenStreetMap để tạo mạng routing trong CSDL PostGIS với công cụ OSM2PO.

Các phần mềm cần cài đặt trước: PostgreSQL/PostGIS, QGIS
Download và giải nén OSM2PO.
Cấu hình lại file demo.bat để download dữ liệu OSM ở khu vực tùy chọn. Trong ví dụ này là dữ liệu OSM Việt Nam trên geofabirk server.
java -Xmx512m -jar osm2po-core-4.8.8-signed.jar prefix=vn tileSize=x http://download.geofabrik.de/asia/vietnam-latest.osm.pbf
Nếu muốn dữ liệu OSM ở khu vực nhỏ hơn (ví dụ Tp.HCM), có thể dùng công cụ Download OpenStreetMap Data trong QGIS (vào Vector/OpenStreetMap/Download Data)

Lúc này, file demo.bat được chỉnh sửa lại đường dẫn trỏ đến file osm vừa download
java -Xmx512m -jar osm2po-core-4.8.8-signed.jar prefix=hcm tileSize=x đường dẫn đến file.osm
Tiếp theo, tạo database với template postgis trong PostgreSQL, đặt tên là routing. Sau đó chạy file demo.bat. Kết quả:

Tiếp theo, sử dụng psql hoặc vào PgAdmin thực thi câu lệnh hcm_2po_4pgr.sql để tạo table cho database routing.

Đến đây, nhà phát triển ứng dụng có thể sử dụng các hàm routing (đã được tích hợp sẵn trong template postgis) để phát triển các ứng dụng tìm đường (tham khảo bài viết Sử dụng PgRouting phân tích mạng trong ứng dụng GIS). Tuy nhiên, người dùng có thể sử dụng chức năng PgRouting trong QGIS để kiểm tra nhanh kết quả:
Trong QGIS, vào Plugins/ Manages and install Plugins, tìm và cài đặt PgRouting.
Kết nối đến database routing và sử dụng công cụ pgRouting để thử nghiệm chức năng tìm đường

Ngoài ra, công cụ OSM2PO cũng tạo ra một giao diện chạy service routing  tại http://localhost:8888/Osm2poService (lưu ý vẫn để file demo.bat chạy để duy trì service)


Nhận xét: so với công cụ OSM2PgRouting, công cụ OSM2PO đơn giản hơn nhiều do chỉ tạo duy nhất một table phục vụ routing. Người dùng quan tâm có thể tìm hiểu sâu hơn các tham số cấu hình của OSM2PO, cũng như chỉnh sửa các tham số mạng của table routing và thực hiện các chức năng tương tác phía client để có được ứng dụng mong muốn.

Thursday, June 12, 2014

Tạo liên kết đối tượng không gian đến trang Wikipedia sử dụng action trong QGIS

Quách Đồng Thắng
Trung tâm Ứng dụng GIS TP.HCM

QGIS hỗ trợ tính năng rất hay, cho phép người dùng tự tạo "action" cho đối tượng không gian khi có thao tác click, như mở một hình ảnh, một đoạn video hay truy cập đến một ứng dụng bất kỳ. Bài viết trình bày cách tạo một action trong QGIS thông qua ví dụ kết nối các quốc gia đến trang Wikipedia, giúp người dùng có thể truy cập nhanh đến các khái niệm được định nghĩa trong Wikipedia cho một đối tượng trên bản đồ.

Đầu tiên, download bản đồ thế giới world_borders và mở trong QGIS. Trong bảng thuộc tính của world_borders có trường "NAME" là tên quốc gia. Chúng ta sẽ kết nối thuộc tính NAME với trang Wikipedia tương ứng bằng cách định nghĩa một action bằng Python:

Vào properties --> Actions. Mục Type chọn Python, đặt tên trong trường Name (ví dụ Wikipedia), mục Action thêm vào đoạn script Python sau:

from PyQt4.QtCore import QUrl; from PyQt4.QtWebKit import QWebView; myWV = QWebView(None);
myWV.load(QUrl('http://vi.wikipedia.org/wiki/[% "NAME" %]')); myWV.show()

Lưu ý mun hin th trang Wikipedia tiếng Vit thì thay http://wikipedia.org thành http://vi.wikipedia.org 


(Mun tham kho các Action sn có, chn Add default actions)


Tiếp theo chn công c action đ click vào đi tượng không gian và xem trang Wikipedia tương ng.

Nhân dp khai mc Worldcup 2014, chúng ta cùng tìm hiu đt nước Brazil:


Nếu mun "google" thuc tính ca đi tượng không gian, c th là tên quc gia trong world_borders, ta đnh nghĩa action như sau: type là Open, Name là "Google", Mc Action nhp vào
http://www.google.com/search?q=[% "NAME" %]




Tiếp theo, nếu mun to thêm mt action đ m mt hình nh tiêu biu cho tng quc gia thì có th to thêm trường "image" vi kiu string lưu tr đường dn đến file nh trên máy. Đ thun tin khi cp nht, mc Fields/Line edit chn là Filename (QGIS s m dialog đ người dùng chn file nh thay vì phi nhp th công)


Sau đó t
o mt action mi vi type là Open, Name là "Hình nh", Mc Action chn Insert field "image".  Action s gi trình xem nh mc đnh ca Windows đ hin th hình nh:



Kết qu:





Friday, June 6, 2014

Chuyển đổi tọa độ VN2000 – WGS84 trong QGIS

Quách Đồng Thắng
Trung tâm Ứng dụng GIS TP.HCM

Giả sử ta có dữ liệu Tp.HCM ở hệ tọa độ VN2000. Để chuyển dữ liệu này sang WGS84 trong QGIS, thực hiện các bước sau đây:
Vào Setting à Custom CRS àAdd new CRS

 Đặt tên là Vn2000toWGS84_HCM, ở trường Parameters nhập vào:
+proj=tmerc +lat_0=0 +lon_0=105.75 +k=0.9999 +x_0=500000 +y_0=0 +ellps=WGS84 +towgs84=-192.873,-39.382,-111.202,0.00205,0.0005,-0.00335,0.0188 +units=m +no_defs
Các tham số ở đây là kinh tuyến trục địa phương 105o45’, múi chiếu 3 độ của Tp.HCM. Các địa phương khác sử dụng kinh tuyến trục địa phương được hướng dẫn theo Thông tư số 973 /2001/TT-TCĐC, ngày 20/06/2001.
Bộ tham số sử dụng trong bài viết tham khảo tại  georepository/ VN2000 to WGS 84 (2). Các tham số này được mô tả là phù hợp với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, bao gồm Tp.HCM, do Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM công bố năm 2010.

Sau khi thiết lập xong, click CRS status  (góc dưới bên phải), hoặc vào Project properties/ CRS, chọn Enable ‘on the fly’ CRS transformation với hệ tọa độ đích là WGS84 (chuyển từ VN2000 sang WGS84).

Tiếp theo, chuột phải vào lớp dữ liệu cần chuyển tọa độ, chọn Set Layer CRS là Vn2000toWGS84_HCM (vừa tạo ở bước trên)

Sau bước này, QGIS sẽ tự động chuyển đổi tọa độ VN2000 sang WGS84 theo các tham số được thiết lập trong custom CRS.

Để QGIS “nhớ” việc chuyển đổi này cho lần load sau, cần save as layer với custom CRS Vn2000toWGS84_HCM (giả sử đặt tên là gt_pl_WGS84_HCM)

Sau bước này, QGIS sẽ tạo ra file gt_pl_WGS84_HCM.qpj có nội dung:
PROJCS["unnamed",GEOGCS["WGS 84",DATUM["unknown",SPHEROID["WGS84",6378137,298.257223563],TOWGS84[-192.873,-39.382,-111.202,0.00205,0.0005,-0.00335,0.0188]],PRIMEM["Greenwich",0],UNIT["degree",0.0174532925199433]],PROJECTION["Transverse_Mercator"],PARAMETER["latitude_of_origin",0],PARAMETER["central_meridian",105.75],PARAMETER["scale_factor",0.9999],PARAMETER["false_easting",500000],PARAMETER["false_northing",0],UNIT["Meter",1]]
Khi mở shapefile này, QGIS sẽ đọc các thông số trong gt_pl_WGS84_HCM.qpj để “on the fly” projection đến hệ tọa độ mong muốn.
Một điểm cần lưu ý là do cách quản lý projection của QGIS hơi khác so với ArcGIS (QGIS có thể đọc các tham số chuyển đổi được định nghĩa sẵn trong file *.qpj), nên nếu mở shapefile bằng ArcGIS thì bản chất shapefile vẫn chưa thực sự được chuyển về WGS84. Hình sau cho thấy gt_pl_WGS84_HCM vẫn ở hệ VN2000 khi mở trong ArcMap.

Để có thể thực sự chuyển shapefile về WGS84 cho đa số các phần mềm GIS khác có thể hiển thị đúng, có thể tham khảo bài viết giới thiệu công cụ Chuyển đổi VN2000 sang WGS84 trong ArcGIS.
Có thể thấy các tham số công bố trên georepository hơi khác so với bộ tham số của Bộ TNMT. Để sử dụng bộ tham số này, ta tạo thêm một custom CRS khác với tên là Vn2000toWGS84_HCM_BoTNMT, ở trường Parameters nhập vào:
+proj=tmerc +lat_0=0 +lon_0=105.75 +k=0.9999 +x_0=500000 +y_0=0 +ellps=WGS84 +towgs84=-191.90441429, -39.30318279-111.45032835, -0.00928836, 0.01975479, -0.00427372, 0.252906278 +units=m +no_defs
Các thao tác chuyển đổi được thực hiện tương tự các bước trên. Kết quả bước đầu cho thấy sai lệch tương đối giữa 2 bộ tham số này khi chuyển sang WGS84 là khoảng 1.2m.

Thursday, June 5, 2014

Chuyển đổi hệ tọa độ VN2000 sang WGS84 và ngược lại trong ArcGIS

Quách Đồng Thắng
Trung tâm Ứng dụng GIS TP.HCM

Theo quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dữ liệu GIS được xây dựng và sử dụng thống nhất ở hệ tọa độ quốc gia VN2000. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với các ứng dụng GIS không đòi hỏi độ chính xác cao (như so với địa chính), chúng ta có nhu cầu chuyển đổi VN2000 sang WGS84 để có thể chồng khớp với các dịch vụ bản đồ phổ biến hiện nay như Google maps, OSM, Bing maps,…Bài viết trình bày cách chuyển tọa độ VN2000 sang WGS84 trong phần mềm ArcGIS (version 10.2).
Trong ArcGIS, các lớp dữ liệu được load vào trong cùng một data frame (Layers) và sử dụng chung coordinate system của data frame. Khi một shapefile được add vào đầu tiên, Data frame sẽ đọc thông thi từ file *.prj để thiết lập coordinate system cho Data frame, cũng như cho các lớp dữ liệu được thêm vào sau đó.

Chuyển đổi VN2000 sang WGS84
Để thử nghiệm chuyển shapefile từ VN2000 sang WGS84, ta sẽ download và extract lớp ranh giới hành chính phường của TP.HCM (đặt tên là hochiminh.shp) từ http://www.gadm.org/, dữ liệu ở hệ WGS84, file *.prj:
GEOGCS["GCS_WGS_1984",DATUM["D_WGS_1984",SPHEROID["WGS_1984",6378137.0,298.257223563]],PRIMEM["Greenwich",0.0],UNIT["Degree",0.0174532925199433]]
Sau khi add hochiminh.shp vào ArcMap, lúc này cả Dataframe và hochiminh.shp đều chia sẻ chung coordinate system, trong trường hợp này là Geographic Coordinate System WGS84.
Tiếp theo add shapefile giao thông Tp.HCM (gt_pl.shp) ở toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục địa phương 105 độ 45 phút, múi chiếu 3 độ, Datum Vn2000.
Lúc này, nếu ArcGIS nhận thấy dữ liệu gt_pl khác datum với Data frame (Vn_2000 so với WGS84) thì sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu người dùng “on the fly” projection để chuyển sang hệ tọa độ WGS84. Trong trường hợp này chúng ta sẽ chọn Transformations

Ở phiên bản 10.2, ArcGIS đã tích hợp sẵn Coordinate Transformation từ Vn2000 sang WGS84 với tên là VN_2000_To_WGS84_2

Có thể tham khảo chi tiết các đặc tả Coordinate Transformation VN_2000_To_WGS84_2 trong thư mục cài đặt ArcGIS, ví dụ C:\Program Files\ArcGIS\Desktop10.2\Documentation\ geographic_transformations.pdf

Kết quả sau khi chuyển đổi:


Tuy nhiên, đây chỉ là “on the fly” transformation, nghĩa là ArcGIS chỉ “nhớ” chuyển đổi về đúng hệ tọa độ WGS84 trong phạm vi project, trong khi vẫn chưa thực sự chuyển đổi dữ liệu về hệ tọa độ WGS84. Để chuyển đổi, chúng ta vào ArcToolbox à Data Management Tools à Projections and Transformations à Feature à Project


Chuyển hệ tọa độ VN2000 sang WGS84
Để chuyển hệ tọa độ WGS84 sang VN2000 trong ArcGIS, có thể dùng chính bộ tham số này để chuyển đổi mà không cần định nghĩa lại tham số trái dấu (như hướng dẫn theo Công văn số 1123/ĐĐBĐ-CNTĐ ngày 26/10/2017).
Trong quá trình chuyển đổi ngược lại, có thể chọn Hệ tọa độ đích là VN2000 UTM Zone 48N, sau đó có thể chỉnh sửa thông số kinh tuyến trục và hệ số tỉ lệ chiều dài cho phù hợp với từng địa phương trong file .prj.

Hoặc để có thể tạo thêm Projected Coordinate System với các tham số kinh tuyến trục và hệ số tỉ lệ chiều dài thích hợp và chọn làm hệ tọa độ đích khi chuyển đổi. Các thông tin này sẽ được lưu vào file .prj ở hệ VN2000 sau khi chuyển đổi.


Có thể thấy hàm chuyển đổi mặc định của ArcGIS sử dụng bộ tham số tại georepository, là bộ tham số địa phương, hơi khác so với bộ tham số của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Nếu muốn sử dụng bộ tham số của Bộ TNMT, cũng như một bộ tham số bất kì khác, có thể tự định nghĩa bằng công cụ CreateCustomGeoTransformation, nhập các thông số tương ứng:
Tham số dịch chuyển gốc tọa độ
X = -191.90441429
Y = -39.30318279
Z = -111.45032835
Góc xoay trục tọa độ
Góc x = -0.00928836
Góc y = 0.01975479
Góc z = -0.00427372
Hệ số tỉ lệ chiều dài k = 0.252906278


Sau khi tạo thành công, công cụ transform được lưu trữ tại:
C:\Users\user_name\AppData\Roaming\ESRI\Desktop10.2\ArcToolbox\CustomTransformations

Sau đó có thể thực hiện projection tương tự các bước trên sử dụng bộ tham số này.

Kết quả chuyển đổi cho thấy có sai lệch tương đối khoảng 1.2m so với bộ tham số mặc định của ArcGIS. Việc đánh giá độ chính xác của bộ tham số chuyển đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố (có tính pháp lý, sử dụng chung cho cả nước) và bộ tham số địa phương là vấn đề khá phức tạp và nằm ngoài phạm vi của bài viết. Do đó, việc lựa chọn bộ tham số nào tùy thuộc vào người dùng (cân nhắc nên sử dụng bộ tham số pháp lý hay bộ tham số chưa được công nhận – nhưng có thể chính xác hơn cho địa phương?). Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, trong khi chưa có công bố pháp lý mới, cũng như chưa có điều kiện kiểm chứng thì đối với các ứng dụng không đòi hỏi độ chính xác cao, người dùng có thể tùy chọn sử dụng một trong hai bộ tham số này.

Friday, May 30, 2014

Chuyển font VNI-Windows, TCVN3 sang Unicode cho shapefile

Công cụ chuyển mã font cho shapefile/ Geodatabase: TCVN3, VNI-Windows sang Unicode và ngược lại, chuyển sang chữ hoa, chữ thường, dạng Camel Case, không dấu.

Phát triển bởi: Quách Đồng Thắng (vnosgis.blogspot.com), Trung tâm Ứng dụng GIS Tp.HCM (hcmgisportal.vn).
Trên cở sở tham khảo mã nguồn của: Ninomax - thanhlv@oucru.org Mapping team - The Oxford University Clinical Research Unit, Ha Noi
Hướng dẫn sử dụng:
  • Chạy file Shapefile_Unicode_*.reg tương ứng với phiên bản ArcGIS đang dùng.
  • Khởi động ArcCatalog/ ArcMap, vào ArcToolbox --> Add Toolbox --> chọn file VNConvert.tbx (cùng đường dẫn với file VNConvert.py). Chọn Save Settings --> To Default nếu muốn ArcGIS nạp sẵn công cụ VNConvert khi khởi động.

Thursday, February 20, 2014

Cập nhật vị trí không gian với WikiMiniAtlas trong Wikipedia


                                                                                                                                    Quách Đồng Thắng 

                                                                                                             Trung tâm Ứng dụng GIS Tp.HCM
  

WikiMiniAtlas là một Javascript plugin trên trang từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia để hiển thị các chủ đề có chứa thông tin vị trí địa lý trên bản đồ. WikiMiniAtlas được phát triển từ năm 2006 bởi Daniel Schwen và được phát hành với giấy phép GPL, sử dụng các thư viện quen thuộc như jQuery, json2.js, glMatrix, poly2tri. WikiMiniAtlas hiển thị vị trí các chủ đề trên nền bản đồ thế giới, đồng thời hỗ trợ các bản đồ nền khác như mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim, Sao Thủy,.....
Ngoài ra, bản đồ WikiMiniAtlas còn chứa các kết nối đến các chủ đề khác đã được gắn thông tin vị trí trong trang Wikipedia; có thể hiển thị chi tiết mức đường phố, hỗ trợ hiển thị các tòa nhà dạng 3D và hỗ trợ tiếng Việt. WikiMiniAtlas sử dụng nguồn bản đồ OpenStreetMap (với Mapnik toolkit render) và VMAP0, ngoài ra còn có sử dụng dữ liệu của US National Park Service, nguồn ảnh Landsat7 của NASA. Các nhà phát triển quan tâm có thể tham khảo source code WikiMiniAtlas trên github.
Bài viết giới thiệu cách gắn thông tin vị trí cho các chủ đề có yếu tố địa lý trong trang Wikipedia và sử dụng tiện ích WikiMiniAtlas để hiển thị vị trí trên bản đồ, cụ thể là chủ đề “Chợ Bến Thành”.
-     Tìm kiếm đến trang Wikipedia tiếng Việt cho “Chợ Bến Thành”. Ta thấy chưa có tiện ích WikiMiniAtlas hiển thị vị trí của Chợ Bến Thành trên bản đồ.

-     Để thêm vị trí vào WikiMiniAtlas, đầu tiên cần biết tọa độ của “Chợ Bến Thành”: có thể truy cập maps.google.com, search “Chợ Bến Thành”, ta sẽ có được tọa độ latlong dạng 10° 46.335', 106° 41.900'.

-     Click vào tọa độ này ta sẽ có được tọa độ dạng độ|phút|giây, ví dụ trong trường hợp này là +10°46'20.10", +106°41'54.00"

-     Để thêm vị trí vào trang Wiki “Chợ Bến Thành”, cần tạo và đăng nhập bằng một tài khoản Wiki (theo khuyến cáo của Wikipedia), sau đó chọn chức năng “Sửa” và thêm dòng sau vào trang nội dung {{Coord|10|46|20.10|N|106|41|54.00|E|display=title}}.Trong đó: N là viết tắt của vĩ độ Bắc, E là viết tắt của kinh độ Đông, display = title sẽ hiển thị công cụ ngay bên dưới tiêu đề “Chợ Bến Thành” (tham khảo thêm các thông số khác tại Wiki Template Coordinate)


-     Cuối cùng, bấm nút “Lưu trang” để lưu lại kết quả. Lúc này, khi truy cập vào trang Wiki Chợ Bến Thành, ta sẽ thấy dòng Tọa độ10°46′20,1″B 106°41′54″Đ được thêm vào ở đầu trang. Click vào icon  để xem vị trí Chợ Bến Thành và điều hướng trên bản đồ. Điểm đáng chú ý của tiện ích này là người dùng có thể dễ dàng di chuyển đến trang Wiki của các chủ đề khác ngay trên bản đồ. Ví dụ trong trường hợp này là đến trang Wiki của UBND Tp.HCM.

 Cũng như nguồn bản đồ mở OpenStreetMap, Wikipedia là một trang bách khoa toàn thư mở, được xây dựng và phát triển bởi sự nỗ lực đóng góp của cộng đồng. WikiMiniAtlas là một minh chứng cho sự kết hợp tuyệt vời giữa Wikipedia và OpenStreetMap, mang lại thêm những tiện ích cho người dùng, qua đó thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cùng nhau đóng góp, xây dựng và khai thác kho tài nguyên tri thức chung của nhân loại. Đối với cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, việc bổ sung thông tin không gian trên bản đồ cho các chủ đề có gắn với vị trí địa lý trên lãnh thổ Việt Nam thiết nghĩ cũng là một cách để đóng góp vào cộng đồng Wikipedia nói chung, cũng như góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với thế giới.

Thursday, February 13, 2014

Kickstarter giành giải Best Overall Startup tại Crunchies Award 2013

                                                                                                                                     Quách Đồng Thắng 
Trung tâm Ứng dụng GIS Tp.HCM

Tối 10/02/2014, lễ trao giải Crunchies Award lần 7 đã diễn ra tại Davies Symphony Hall, Sanfrancisco, California. Đây là giải thưởng thường niên được bình chọn bởi cộng đồng mạng, do TechCrunch, GigaOmVentureBeat đồng tổ chức để vinh danh những đóng góp xuất sắc của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là các dự án khởi nghiệp thành công. 
Giải thưởng Crunchies Adward

Theo đó, Kickstarter, một dịch vụ hàng đầu  trong lĩnh vực crowdfunding  (tài trợ đám đông/ góp vốn từ cộng đồng) đã đoạt giải Khởi nghiệp xuất sắc nhất - Best Overall Startup của năm 2013, vượt qua các đề cử khác như Uber (về nhì), CloudFlareSnapchat và Twitter.
Kickstarter giành giải Best Overall Startup năm 2013

Kết quả bình chọn ở 19 hạng mục còn lại tại Crunchies Award năm 2013:

Thành tựu công nghệ tốt nhất - Best Technology Achievement vinh danh dịch vụ tiền điện tử Bitcoin, tuy vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi về mặt pháp lý cũng như những lo ngại về vấn đề rửa tiền và các rủi ro trong giao dịch

Trong khi đó, Airbnb đạt giải Dịch vụ hợp tác tiêu dùng tốt nhất - Best Collaborative Consumption Service. Được thành lập năm 2008, Airbnb kết nối các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê khách sạn với du khách, hỗ trợ việc đặt phòng khách sạn một cách nhanh chóng và tiện lợi tại 26,000 thành phố thuộc 192 quốc gia trên toàn thế giới.

Đứng đầu hạng mục Ứng dụng thương mại điện tử tốt nhất - Best E-Commerce Application Wanelo. Với khẩu hiệu “All stores in one play”, chỉ sau 3 năm phát triển kể từ lúc thành lập vào năm 2010, Wanelo hiện đang là một mạng xã hội mua sắm rất sôi động và đáng tin cậy.

Best Mobile Application vinh danh ứng dụng Snapchat – một ứng dụng chia sẻ hình ảnh/ video cho thiết bị di động đang được giới trẻ Mỹ rất yêu thích, và đang được hai gã khổng lồ Google và Facebook ngấp nghé thâu tóm. Điểm khác biệt của Snapchat là hình ảnh/ video sau khi được chụp, chỉnh sửa và gửi đến danh sách bạn bè sẽ tự động biến mất vĩnh viễn sau một khoản thời gian do người gửi thiết lập. Chính yếu tố tôn trọng sự riêng tư này rất thích hợp cho những người thích “xóa dấu vết” và tạo nên dấu ấn riêng cho sự thành công của Snapchat.

Khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất - Fastest Rising Startup thuộc về Upworthy – trang web truyền thông xã hội hoạt động từ năm 2012, chuyên tìm kiếm các video đã được đăng tải, sau đó làm mới, đánh bóng lại những câu chuyện cũ, những sự kiện đã xảy ra để thu hút người xem và tạo hiệu ứng lan truyền mới thông qua mạng xã hội Facebook, twitter.

Khởi nghiệp về y tế tốt nhất - Best Health Startup thuộc về One Medical Group – cung cấp các thông tin và dịch vụ y tế phục vụ cộng đồng tại một số bang của Mỹ.
Về nhất ở hạng mục Thiết kế tốt nhất - Best Design Pencil by FiftyThree,  một công cụ tuyệt vời trong việc phác thảo các thiết kế và trình bày ý tưởng trên thiết bị touch screen như máy tính bảng.

Tự thân khởi nghiệp tốt nhất - Best Bootstrapped Startup thuộc về Imgur –dịch vụ chia sẻ hình ảnh đơn giản, nhanh chóng và tiện dụng.

Khởi nghiệp hấp dẫn nhất - Sexiest Enterprise Startup thuộc về Zendesk - dịch vụ hỗ trợ khách hàng tuyệt vời cho doanh nghiệp.

Khởi nghiệp có tính quốc tế tốt nhất - Best International Startup: Waze – ứng dụng chia sẻ thông tin giao thông và điều hướng dựa vào cộng đồng lớn nhất thế giới.

Khởi nghiệp về giáo dục tốt nhất - Best Education Startup: Duolingo – ứng dụng hỗ trợ tự học ngoại ngữ rất tiện lợi và hiệu quả.

Khởi nghiệp về phần cứng tốt nhất - Best Hardware Startup: Oculus VR – tai nghe thực tế ảo của hãng Oculus nhằm thỏa mãn nhu cầu của các tín đồ video game.

Can’t Stop, Won’t Stop: Candy Crush Saga – một trong những game phổ biến nhất trên Facebook và smartphone hiện nay.

Điều khá thú vị là giải Tác động xã hội lớn nhất - Biggest Social Impact đã thuộc về Edward Snowden - cựu nhân viên của  NSA và CIA, người đã tiết lộ những bí mật hàng đầu của chính phủ Mỹ và Anh về những chương trình theo dõi người dân. Tất nhiên là Snowden đã không xuất hiện để nhận giải thưởng.
Edward Snowden được vinh danh ở hạng mục Biggest Social Impact


“Thiên thần” của năm - Angel of the Year: Chris Sacca – từng là Trưởng Sáng kiến đặc biệt (Special Initiatives) của Google, hiện là nhà đầu tư mạo hiểm và cố vấn hàng đầu cho hàng chục công ty ngay từ giai đoạn khởi nghiệp thông qua Lowercase Capital, trong đó có những tên tuổi nổi bật như TwitterHerokuPhotobucketBitly,….

Nhà đầu tư mạo hiểm của năm - VC (venture Capital ) of the Year: Peter Fenton (Benchmark).

Nhà sáng lập của năm - Founder of the Year: Arash Ferdowsi  và Drew Houston – hai sáng lập viên của dịch vụ lưu trữ tài liệu trực tuyến Dropbox.

Giám đốc điều hành của năm - CEO of the Year: Dick Costolo, CEO của Twitter.

Mới khởi nghiệp tốt nhất năm 2013 - Best New Startup of 2013: Tinder – một ứng dụng hỗ trợ “hẹn hò” trên điện thoại di động bằng cách xác định vị trí thông qua GPS và các thông tin profile trên Facebook của chủ nhân, sau đó đề xuất danh sách những đối tượng thích hợp gần nhất.

Độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm trên Techcrunch danh sách các ứng viên lọt vào top 5 của 20 hạng mục giải thưởng.

Nhân dịp dịch vụ crowdfunding Kickstarter giành giải thưởng danh giá nhất của Crunchies Award, chúng ta cùng tìm hiểu về crowdfunding và sức ảnh hưởng, lan tỏa của nó đối với cộng đồng người dùng thông qua những con số ấn tượng về sự thành công của Kickstarter.

Giả sử chúng ta có ý tưởng thực hiện một dự án yêu thích như viết một game mới, sáng tác truyện tranh, tổ chức một buổi trình diễn thời trang cho bộ sưu tập mới của mình,...Việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến là “tiền đâu”. Theo cách truyền thống thì có thể tự bỏ tiền túi, vận động thêm tài trợ từ gia đình, người thân, bạn bè,…hoặc đối với các dự án cần nhiều vốn thì phải vay ngân hàng, thuyết phục các quỹ đầu tư mạo hiểm, đăng kí đề tài/ dự án và thuyết phục hội đồng khoa học,…

Tuy nhiên, có một cách tiếp cận khác để có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn: thay vì cố gắng thuyết phục để xin 100 đồng từ một hoặc một số ít nhà đầu tư thì có thể xin 1 đồng “tiền lẻ” từ 100 người quan tâm đến dự án của mình thông qua một crowdfunding flatform/ service. Các nhà đầu tư đồng thời sẽ là những khách hàng tiềm năng khi dự án hoàn thành, được “lại quả” từ người huy động vốn thông qua nhiều hình thức như giảm giá, tặng sản phẩm, hay đơn giản chỉ là lời cảm ơn khi dự án hoàn thành.

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm dịch vụ crowdfunding (riêng ở Việt Nam cũng đã xuất hiện một số dịch vụ, bước đầu tài trợ thành công cho một vài dự án). Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, Kickstarter là dịch vụ crowdfunding thành công nhất hiện nay. Được thành lập từ năm 2009, đến nay Kickstarter đã huy động vốn thành công cho trên 56,000 dự án với tổng số vốn lên đến 975 triệu USD, đến từ 5,6 triệu nhà đầu tư. Riêng trong năm 2013 đã có 3 triệu nhà đầu tư với tổng số vốn 480 triệu USD được huy động, tài trợ thành công cho gần 20,000 dự án. Ở khía cạnh thành công về mặt thương mại, với mức phí 5%, có thể thấy doanh thu của KichStarter trong năm 2013 là khoảng 24 triệu USD. Ngoài ra, các dịch vụ thanh toán qua mạng – chủ yếu là Amazon Payments cũng được hưởng lợi từ 3 - 5% trên tổng số vốn giao dịch thành công.

Hiện tại kickStarter hỗ trợ huy động vốn cho các lĩnh vực như: nghệ thuật, truyện tranh, khiêu vũ, thiết kế, thời trang, phim/ video, ẩm thực, game, âm nhạc, nhiếp ảnh, xuất bản, công nghệ và kịch nghệ. Để bảo vệ quyền lợi các nhà góp vốn đầu tư một cách tốt nhất, hiện tại Kickstarter chỉ hỗ trợ các dự án đến từ Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand với các quy định rất chặt chẽ về nhân thân.

Rõ ràng, sự thành công của Kickstarter nói riêng và trào lưu crowdfunding nói chung đã thổi một luồng gió mới, kích thích sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm của các cá nhân nhằm đem lại những giá trị mới cho cộng đồng xã hội, và ngược lại cộng đồng có được cơ hội, có quyền đầu tư, chia sẻ gánh nặng tài chính cho những sản phẩm yêu thích, những ý tưởng mà mình quan tâm. Hi vọng crowdfunding sẽ ngày càng được quan tâm và phát triển ở Việt Nam, góp phần chắp cánh cho những ước mơ, những ý tưởng tốt đẹp trở thành hiện thực. 
(Thông tin và hình ảnh trong bài viết được tham khảo và sử dụng tại TechCrunch)